Đất nước Việt Nam chúng ta mang dáng hình chữ S duyên dáng trải dài từ Bắc vào Nam với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc lại mang những bản sắc văn hóa riêng, đặc trưng riêng của từng vùng miền, và chính điều đó tạo nên nét đa dạng văn hóa của dân tộc.
> TOP 5 NGHỀ PHÙ HỢP CHO BẠN NỮ
> 5 LỢI ÍCH KHI MUA BẢO HIỂM CHO CON BẠN NÊN BIẾT
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam nhé.
H’ Mông
Hiện nay, dân tộc H’ Mông có địa bàn cư trú ở các tỉnh miền núi phía Bắc của đất nước, dọc theo đường biên giới của Việt Nam giáp với 2 nước bạn là Lào và Trung Quốc. Đặc trưng chính ở nơi đây là những khu chợ được họp cheo leo bên đồi, sườn núi và được biết đến nhiều nhất đó là “Chợ Tình SaPa“.
Dân tộc H’ Mông được coi là một dân tộc còn giữ được nhiều nhất những giá trị văn hóa tinh thần dân tộc sâu sắc. Người H’ Mông luôn được nhớ đến với trang phục truyền thống được khéo léo dệt bằng vải thổ cẩm hay những món ăn không thể nào quên đối với khách tham quan khi đến Sa Pa. Đôi bàn tay nhanh nhẹn và tinh tế của người dân tộc nơi đây đã tạo nên những món đồ trang sức như: vòng cổ, khuyên tai… vừa độc đáo, lại sáng tạo.
Tày
Dân tộc Tày xuất hiện ở Việt Nam từ cuối thiên niên kỉ thứ nhất trước công nguyên. Đặc trưng của người Tày là cuộc sống của họ gắn liền với nghề nông nghiệp, họ gắn bó lâu dài với nghề trồng lúa nước, thâm canh, tăng vụ. Ngoài ra, họ còn trồng thêm những sản phẩm hoa màu để tăng gia sản xuất.
Mặc dù có những vất vả, nặng nhọc trong đời sống vật chất, đời sống tinh thần của người dân tộc Tày là một phần không thể thiếu. Nó coi tiếng hát, tiếng đàn như một phần của cuộc sống. Trong các lễ hội của bản, họ sử dụng nhạc cụ truyền thống của mình và cùng nhau cất lên tiếng hát gắn kết mọi người.
Dao
Người Dao có địa bàn cư trú chủ yếu tại tỉnh Tuyên Quang của đất nước ta. Về sản xuất, người Dao cũng như người Tày tập trung vào ngành nông nghiệp lúa nước, thổ canh trên hốc đá. Ngoài ra, họ còn trồng thêm ngô và các loại rau màu.
Văn hóa dân tộc Dao rất đa dạng. Trong đó, nhạc cụ dân tộc có một vai trò không thể thiếu, nó thường được sử dụng trong các lễ hội, lễ cúng, lễ lên đồng… Nhạc cụ truyền thống của người Dao là kèn Pí lè, chũm chọe, thanh la… Ngoài ra họ còn kết hợp với một số nhạc cụ dân tộc khác như: trống, sáo trúc, sáo bầu, đàn nhị…
Thái
Người Thái thường sinh sống ở miền Tây Bắc, số ít sống ở Nghệ An. Lúa nước cũng là nguồn cung cấp lương thực chính của người Thái và cũng là nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Ngoài ra, họ còn lên nương, bẻ ngô và kiếm gỗ để về dựng nhà.
Người Thái có sở thích là ca hát, nhảy múa và đôi khi có cả ngâm thơ. Đơn giản chỉ là hàn huyên nói chuyện bình thường cũng có thể giúp họ nghĩ ra những câu thơ tán chuyện. Bên cạnh đó, múa xòe, múa sạp là hình thức được phổ biến trong các lễ hội, lễ rước dâu… Những đôi trai gái dắt tay nhau cùng nhảy những điệu sạp trông thật thi vị, thích thú.
Mỗi dân tộc lại có những vẻ đẹp, những màu sắc đặc trưng riêng biệt. Dù ở những hoàn cảnh khác nhau, địa bàn cư trú có nơi thuận lợi, khó khăn nhưng mỗi dân tộc đều giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của từng vùng miền, đoàn kết tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc.
Có thể bạn quan tâm: