Ngoài lý do về mặt thẩm mỹ, có không ít người tìm đến phương pháp hàn răng để điều trị các vấn đề bệnh lý, trong đó có bệnh sâu răng. Đây là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất ở tất cả các độ tuổi, đặc biệt là trẻ em. Cùng Nha khoa Oze tìm hiểu nguyên nhân khiến răng bị sâu cũng như phương pháp hàn răng sâu được đề cập dưới đây nhé.
Tổng quan về bệnh sâu răng
Bệnh sâu răng là tình trạng mô cứng của răng bị tổn thương, gây ra các lỗ, rãnh sâu trên bề mặt răng. Nguyên nhân của căn bệnh này là do chế độ ăn uống chứa nhiều đường, đồ ăn vặt thường xuyên và vệ sinh răng miệng không đúng cách. Thói quen không tốt đó hình thành nên các mảng bám trên răng, là môi trường thuận lợi cho các axit và vi khuẩn dần phân hủy khoáng chất có lợi trong men răng. Ban đầu chúng để lại những lỗ nhỏ li ti trên răng rồi tiếp tục mở rộng ảnh hưởng sâu hơn, phát triển thành bệnh sâu răng.
Sâu răng gây ra các lỗ hổng trên bề mặt răng
Sâu răng không những khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, cản trở trong sinh hoạt, ăn uống mà còn gây mất thẩm mỹ do các lỗ hổng trên răng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sâu răng sẽ để lại những biến chứng hết sức nghiêm trọng như nhiễm trùng, hư hỏng răng, sưng hoặc mủ quanh răng, thậm chí nặng hơn là áp xe răng….
Phương pháp hàn răng khi bị sâu
Một trong những phương pháp điều trị sâu răng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là hàn răng (hay trám răng). Đây là phương pháp sử dụng composite hoặc một số chất khác để lấp đầy các lỗ hổng trên răng giúp chúng không bị lây lan rộng đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ. Đối với trường hợp sâu răng nghiêm trọng hơn, có ảnh hưởng tới tuỷ răng thì nha sĩ sẽ tiến hành lấy tuỷ trước khi hàn răng cho bạn.
Hàn răng sử dụng vật liệu composite
Vật liệu dùng để hàn răng sâu
Với sự phát triển của khoa học, ngày nay có rất nhiều công nghệ hàn răng sâu với cách thức tiến hành và vật liệu sử dụng khác nhau.. Mỗi cách làm sẽ có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, do đó trước khi tiến hành điều trị bạn cần tìm hiểu phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình. Cùng điểm qua một số vật liệu phổ biến nhất hiện nay nhé!
-
Vật liệu composite
- Ưu điểm: vật liệu này có tính thẩm mỹ cao và được ưa chuộng nhất do có màu sắc tự nhiên giống với màu của răng thật, không bị lộ mối hàn trên răng. Bên cạnh đó việc hàn răng sử dụng vật liệu composite dễ thao tác, chỉ cần một lần tiến hành là hoàn tất, đồng thời chi phí lại vừa túi tiền.
Vật liệu composite có màu sắc giống với màu của răng thật
- Nhược điểm: miếng hàn dễ bị đổi màu theo thời gian, có thể bị biến dạng, bị bong ra khỏi bề mặt nếu phải chịu tác dụng lực lớn trong khi nhai thức ăn hoặc khi ăn đồ quá nóng hay quá lạnh.
Đọc thêm: Bảng giá nhổ răng khôn chuẩn cho bạn tham khảo
4 Phương pháp để giữ hàm răng khỏe đẹp
Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không?
-
Vật liệu sứ
- Ưu điểm: giống như vật liệu composite, vật liệu sứ cũng có tính thẩm mỹ cao, màu sắc giống với răng thật, không làm lộ mối hàn trên răng. Điểm tối ưu hơn của vật liệu sứ là độ bền và tuổi thọ cao, ít bị đổi màu cũng như bong bật trong quá trình sinh hoạt.
Vật liệu sứ có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với cả nhu cầu điều trị bệnh lẫn làm đẹp
- Nhược điểm: để đảm bảo chất lượng điều trị cho bệnh nhân thì các thao tác sử dụng vật liệu sứ phức tạp hơn và chi phí cũng theo đó mà cao hơn.
-
Vật liệu vàng, kim loại quý
- Ưu điểm: do tính chất kim loại nên vật liệu này có độ bền cao nhất và tuổi thọ kéo dài, không bị đổi màu hay bong khỏi bề mặt, thường sử dụng khi hàn răng hàm, tiền hàm.
Vật liệu kim loại chắc chắn, tuổi thọ cao
- Nhược điểm: vật liệu giữ nguyên màu sắc của kim loại và khác biệt hoàn toàn so với màu của răng thật, các thao tác phức tạp và chi phí tương đối cao.
Lưu ý sau khi hàn răng sâu
Việc hàn răng sâu không để lại nhiều bất tiện, bệnh nhân hoàn toàn có thể sinh hoạt, ăn uống trở lại bình thường sau khi hoàn tất điều trị. Tuy nhiên, để duy trì chất lượng và tuổi thọ cho răng, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:
- Tránh ăn uống trong vòng ít nhất 2 giờ ngay sau khi hàn răng để các mối hàn có thể liên kết chắc chắn với các mô răng.
- Ưu tiên sử dụng thức ăn có độ cứng vừa phải, ít đường và tinh bột, hạn chế đồ quá nóng hay quá lạnh.
- Tránh xa thuốc lá, cà phê,… vì chúng sẽ gây xỉn màu cho răng cũng như mối hàn.
- Vệ sinh và chăm sóc răng miệng đều đặn mỗi ngày.
Trên đây là tổng quan về phương pháp hàn răng điều trị bệnh sâu răng và những vật liệu sử dụng khi hàn răng được ưa chuộng nhất hiện nay. Đối với mỗi trường hợp cụ thể, bác sĩ nha khoa sẽ có những tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn nhằm đạt được hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm: