Máy mài sàn bê tông là một dụng cụ không thể thiếu trong quá trình thi công sơn Epoxy. Máy mài sàn bê tông giúp làm phẳng bề mặt thi công và tạo chân bám cho lớp sơn phủ Epoxy bám dính tốt hơn trên bề mặt sàn bê tông. Loại máy này chuyên dùng cho các công trình có diện tích lớn. Để hiểu rõ hơn về máy mài sàn bê tông và để vận hành nó một cách hiệu quả thì hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé.
1. Chức năng và cấu tạo của máy mài sàn bê tông
Máy mài sàn bê tông hay còn được gọi với những cái tên khác như máy mài nền, máy mài sàn công nghiệp,..được dùng để hỗ trợ thi công sơn Epoxy cho các công trình nhà xưởng, nhà máy, khu chung cư, tòa nhà, bệnh viện, trung tâm thương mại,…
Chức năng của máy mài sàn bê tông: máy mài sàn bê tông được dùng để vệ sinh mặt sàn, đánh bay các lớp vữa xi măng, lớp sơn nước, mài nhám, loại bỏ sơn epoxy cũ,…tạo bề mặt phẳng và đánh bóng cho bề mặt nền bê tông hoặc sàn gạch đá Marble, đá Granite,…
Cấu tạo của máy mài sàn bê tông gồm những bộ phận sau đây:
Tay cầm điều khiển máy: Đây là bộ phận để người dùng cầm nắm để điều khiển sự di chuyển của máy, hướng máy đến những vị trí cần làm việc. Đặc biệt là tay cầm điều khiển của máy có thể chỉnh sửa nâng lên hoặc hạ xuống để phù hợp với chiều cao của bạn.
Bảng điều khiển: Có các nút bấm được ghi chú trên bảng điều khiển và có một màn hình led hiển thị (tùy theo loại máy sẽ có màn hình). Thông qua bảng điều khiển người dùng có thể hiểu được chức năng của các nút bấm, qua đó giúp dễ dàng điều chỉnh với các thao tác đơn giản để máy hoạt động phù hợp với mục đích công việc cần làm.
Động cơ máy mài sàn công nghiệp: Đây là bộ phận có vai trò quan trọng nhất của máy vì nó chuyển hóa điện năng thành cơ năng để tạo ra lực quay và khiến cho các bánh răng được gắn đĩa dưới đầu máy quay. Động cơ có công suất càng lớn thì độ bào phá, mài nhám càng mạnh mẽ. Trước khi hoạt động máy bạn cần kiểm tra động cơ để máy hoạt động trong trạng thái tốt nhất và tránh gián đoạn trong khi làm việc nhé.
Bánh xe: bộ phận này giúp hỗ trợ cho máy có thể di chuyển trên các bề mặt sàn bê tông, sàn đá một cách dễ dàng. Bánh xe của máy mài nền bê tông được làm từ cao su đặc rất cứng và bền bỉ để có thể chịu được trọng tải lớn của máy.
Bộ phận gắn đĩa: Bộ phận này nằm ở dưới đầu máy, đây là nơi để người vận hành gắn các loại đá mài hoặc đĩa đánh bóng sàn. Hiện nay các loại máy mài sàn bê tông trên thị trường hiện nay thường có từ 3 đến 24 phíp gắn để dán đĩa. Căn cứ vào từng loại máy mà bạn gắn số lượng đĩa sao cho phù hợp.
Bình chứa và van hút bụi: Bình chứa và van hút giúp đưa hóa chất xuống bề mặt nền sàn để giảm bụi bẩn khi mài sàn và cùng với đó là giúp hạ nhiệt cho thiết bị. Đặc biệt van hút bụi này được làm bằng nhựa chất lượng cao rất ít khi bị hư hỏng.
Và một số bộ phận khác của máy mài sàn công suất lớn: Một số loại máy mài bê tông khác sẽ có thêm bộ biến tần giúp tăng công suất hoạt động, đèn pin chiếu sáng giúp máy làm việc tốt ở những nơi bóng tối, thanh sắt nâng máy giúp người dùng dễ dàng nâng đầu máy lên để lắp ráp hoặc thay thế đĩa mài,..
>> Xem thêm: Sơn nền nhà xưởng: Lựa chọn tối ưu cho khu công nghiệp, nhà xưởng
2. Ưu điểm, nhược điểm của máy mài sàn bê tông
Ưu điểm của máy mài sàn bê tông:
Máy mài sàn bê tông có thiết kế thông minh, dễ dàng điều khiển và sử dụng.
Đây là loại thiết bị chuyên dụng để mài phẳng, chà nhám và đánh bóng bề mặt.
Các linh phụ kiện của máy mài sàn bê tông có kết cấu cứng cáp chắc chắn nên có độ bền cao.
Máy mài sàn bê tông giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc trong quá trình làm việc.
Nhược điểm của máy mài sàn bê tông:
Do máy mài sàn bê tông hoạt động với công suất lớn nên nó tiêu hao nhiều điện năng.
Máy mài sàn bê tông gây ra tiếng ồn cao có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của người xung quanh hoặc sức khỏe của người thính giác kém.
Giá thành của một chiếc máy mài sàn công nghiệp tương đối cao.
3. Lợi ích mà máy mài sàn bê tông mang lại
Máy mài sàn bê tông giúp tăng độ bền cho bề mặt nền: Do có sự kết hợp của đĩa mài sàn bê tông và hóa chất chuyên dụng thì máy mài nền sàn bê tông giúp cho bề mặt cứng cáp, và sáng bóng trong thời gian dài.
Giúp tăng tính thẩm mỹ bề mặt sàn: Sử dụng máy mài sàn đúng quy trình cùng với những phụ kiện hóa chất phù hợp sẽ giúp sàn bê tông trở nên nhẵn mịn từ đó lớp sơn Epoxy bám dính tốt hơn và có độ bóng mịn cao giúp công trình trở nên đẹp mắt và có tính thẩm mỹ cao.
Tiết kiệm chi phí: Máy mài sàn bê tông giúp việc thi công diễn ra nhanh chóng hơn, tiết kiệm chi phí thuê nhân công.
4. Các loại máy mài sàn bê tông hiện nay
4.1. Máy mài sàn đơn hút bụi
Loại máy này nhỏ gọn dễ dàng di chuyển dành cho các loại sàn có diện tích nhỏ, được thiết kế hoàn toàn bằng kim loại dày chịu va đập cao, có tuổi thọ lên đến 10 năm. Ngoài chức năng mài sàn loại máy này còn có thêm chức năng hút bụi. Bạn có thể tham khảo máy mài sàn đơn hút bụi tự động HSG – 320.
4.2. Máy mài sàn đôi hút bụi
Được cấu tạo từ những nguyên liệu cao cấp hơn máy mài sơn đơn, chịu va đập tốt hơn và tuổi thọ cao hơn máy mài sàn đơn. Hiệu quả làm việc của máy mài sàn đôi hút bụi là 500 m2/h từ đó giúp công trình của bạn được tiến hành nhanh chóng hơn. Bạn có thể tham khảo dòng máy mài sàn đôi hút bụi đó là HSG-600 được trang bị 2 đĩa mài, diện tích thi công rộng hơn, tiết kiệm thời gian thi công hơn cho bạn.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về máy mài sàn bê tông, cấu tạo, chức năng, ưu nhược điểm và lợi ích mà nó mang lại. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã nắm bắt được chi tiết về máy mài sàn bê tông để từ đó sử dụng nó một cách chính xác và hiệu quả nhé.
>> Xem thêm:
Có thể bạn quan tâm: