Với những công trình đòi hỏi yêu cầu khắt khe về sự sạch sẽ và kháng khuẩn như bệnh viện, phòng khám, nhà máy thực phẩm… thì sơn Epoxy là giải pháp được nhiều chủ đầu tư lựa chọn nhất. Vậy sơn Epoxy kháng khuẩn là gì? Nó có đặc điểm gì? Cách thi công ra sao? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết” Những điều cần biết về dòng sơn Epoxy kháng khuẩn” dưới đây để biết thêm về dòng sơn với nhiều công dụng tuyệt vời này nhé.
1.Sơn Epoxy kháng khuẩn là gì?
Sơn Epoxy kháng khuẩn là là loại sơn Epoxy 2 thành phần gồm có thành phần A là phần sơn và thành phần B là phần đóng rắn, nó có tính năng kháng khuẩn, kháng hóa chất nên nó phù hợp với với những công trình liên quan tới sức khỏe con người như bệnh viện, phòng mổ, trường học, nhà ăn, nhà máy thực phẩm…
2. Những ưu điểm của sơn Epoxy kháng khuẩn
Sơn Epoxy kháng khuẩn có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm mốc tuyệt vời.
Có khả năng bám dính tốt trên bề mặt bê tông, xi măng hay sắt thép.
Chịu được tải trọng lớn: Sơn epoxy chống khuẩn với hệ sơn lăn có khả năng chịu tải trọng dưới 10 tấn, còn hệ sơn tự san phẳng là dưới 30 tấn. Khả năng chịu tải trọng lớn giúp người và hàng hóa, xe cộ nặng đảm bảo quá trình di chuyển được an toàn, và giúp bảo vệ bề mặt bê tông tốt hơn.
Có khả năng chống thấm tốt: epoxy kháng khuẩn cùng theo với sơn cát có khả năng ngăn chặn hiện tượng thấm ngược mặt sàn nhà xưởng, bệnh viện, phòng sạch, kho,…
Chịu mài mòn cao: Chịu sự mài mòn của người và các phương tiện di chuyển trên bề mặt tốt nên bề mặt sơn luôn bền đẹp và tuổi thọ cao có thể lên tới 6-7 năm có khi còn lên tới 10 năm.
Mang đến giá trị thẩm mỹ cao: Bề mặt bóng mịn, liền mạch, màu sắc đa dạng, tươi sáng giúp mang đến giá trị thẩm mỹ cao cho công trình.
Không chứa chì, thủy ngân, và các chất độc hại khác nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe trong thi công và người sử dụng. Không gây ô nhiễm môi trường.
>> Xem thêm:
- 4 gợi ý giúp bạn trang trí gầm cầu thang cực đẹp
- Thiết kế nội thất phong cách Retro – nét đẹp cổ điển độc đáo
3. Quy trình thi công sơn Epoxy kháng khuẩn
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công: Dùng máy mài sàn công nghiệp để mài nhám sàn, trám trét lại những khe hở rồi vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bề mặt sàn, loại bỏ hết bụi bẩn, cát sỏi, dầu mỡ…
Bước 2: Thi công sơn lót: Dùng rulo để thi công lớp sơn lót Epoxy. Lớp sơn lót Epoxy này có tác dụng tạo độ bám dính cho bề mặt bê tông và lớp bả sơn, tăng cường kết dính cho lớp sơn tiếp theo. Giúp cho lớp sơn phủ Epoxy kháng khuẩn được bóng đẹp hơn.
Bước 3: Thi công bả sơn: Lớp bả sơn này giúp làm phẳng bề mặt công trình và giúp cho nền rất có khả năng chịu được áp lực lớn. Bạn nên sử dụng gạt răng cưa thể thi công bả sơn nhằm giúp tán đều lớp sơn trên bề mặt và loại bỏ bọt khí, giảm khả năng gây bong tróc, hay phồng rộp sau này.
Bước 4: Thi công lớp sơn phủ Epoxy kháng khuẩn: Sau 6 đến 8 giờ khi lớp sơn bả đã khô thì tiến hành thi công sơn phủ Epoxy kháng khuẩn.
Bước 5: Nghiệm thu và bàn giao công trình: Một tuần sau khi quá trình thi công hoàn thành, nghiệm thu công trình với nước, nếu không có vấn đề gì thì hoạt động sản xuất có thể diễn ra bình thường.
Trên đây là những điều cần biết về dòng sơn Epoxy kháng khuẩn mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng bài viết đã đưa đến cho bạn những thông tin hữu ích về dòng sơn Epoxy kháng khuẩn với nhiều công dụng này.
>> Gợi ý cho bạn: Ưu đãi khi trở thành đại lý sơn Epoxy của JYMEC
Có thể bạn quan tâm: