Hiện nay, hóa đơn điện tử là một trong những cải cách đáng lưu ý trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ kế toán. Ngoài quan tâm đến mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử trong tình huống hóa đơn có sai sót, cách in và lưu trữ hóa đơn điện tử đúng quy định,… vấn đề sử dụng hóa đơn điện tử trong vận chuyển hàng hóa trên đường để chứng minh nguồn gốc hàng hóa cũng là vấn đề doanh nghiệp thường gặp. Theo đó, mời quý bạn đọc theo dõi thông tin trong bài viết sau đây để nắm rõ quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử để vận chuyển hàng hóa.
Hiện tại chưa có quy định cụ thể đối với hàng hoá nói chung lưu thông trên thị trường cần chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ như thế nào, tuy nhiên khi lưu thông hàng hoá sẽ cần một số chứng từ sau:
– Hoá đơn mua bán hàng hoá (hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng).
– Phiếu xuất kho kiêm điều chuyển nội bộ.
– Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
– Lệnh điều động nội bộ.
Riêng với hàng hoá sử dụng hoá đơn điện tử khi lưu thông trên đường nếu bị kiểm tra sẽ áp dụng theo Điều 10 và Điều 29 Nghị định 119/2018/NĐ-CP.
Điều 10: Chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy
Hóa đơn điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành chứng từ giấy. Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử và chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.
Hóa đơn điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy thì chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.
Điều 29: Tra cứu thông tin hóa đơn điện tử phục vụ kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường
1. Các cơ quan có thẩm quyền phải trang bị thiết bị để tra cứu dữ liệu hóa đơn điện tử phục vụ công tác kiểm tra hàng hóa đi trên đường mà không yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy.
2. Trường hợp bất khả kháng do sự cố, thiên tai gây ảnh hưởng đến việc truy cập mạng Internet dẫn đến không tra cứu được dữ liệu hóa đơn điện tử, nếu người vận chuyển có chứng từ giấy chuyển đổi từ hóa đơn điện tử thì cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra và xác mình hàng hóa dựa trên chứng từ giấy.
Tuy nhiên có một số lưu ý doanh nghiệp cần nhớ khi chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy như sau:
– Hóa đơn điện tử được chuyển đổi sang hóa đơn giấy phải là hóa đơn hợp pháp;
– Hóa đơn chuyển đổi cần phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc;
– Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy;
– Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH GIÚP CHỐNG THẤT THU THUẾ
ĐIỀU CHỈNH, HỦY BỎ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ VÀ LẬP LẠI HÓA ĐƠN ĐÃ XUẤT
3. Trường hợp người vận chuyển hàng hóa không có chứng từ giấy chuyển từ hóa đơn điện tử thì cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra gọi điện tới số tổng đài của Tổng cục Thuế để kiểm tra, xác nhận hóa đơn điện tử của doanh nghiệp và Tổng cục Thuế thực hiện cung cấp thông tin hóa đơn điện tử dưới dạng tin nhắn vào số điện thoại của người có thẩm quyền đang kiểm tra.
Như vậy, đối với hàng hóa khi lưu thông trên đường khi có sử dụng hoá đơn điện tử, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm tự kiểm tra thông tin về hoá đơn và không được yêu cầu hoá đơn giấy (trường hợp chứng từ giấy thì không cần ký tên, đóng dấu của người mua, bán hàng hoá).
Có thể bạn quan tâm: