Tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình khó ngủ
Biểu hiện thường thấy là trẻ đột nhiên giơ 2 tay và 2 chân lên cao, duỗi căng rồi hạ xuống ngay lập tức. Hoặc trẻ cũng có thể nháy mặt và đầu hơi giật giật sau đó thôi ngay. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, mẹ sẽ thấy trẻ giật mình khá thường xuyên. Khi giật mình thức dậy, bé hốt hoảng và quấy khóc không ngừng, rất khó để dỗ dành cho ngủ lại.
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khó ngủ là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường, nếu như bé chỉ vặn người, gồng mình, kèm theo đỏ mặt trong vài phút rồi tự biến mất. Thường thì hiện tượng này sẽ xuất hiện khi trẻ được khoảng 2-3 tháng tuổi nhưng cũng có khi sớm hơn khoảng 10-15 ngày sau sinh. Đôi khi, việc này có thể là do trẻ không được bú đủ, do tã ướt, hoặc bé khó chịu vì trời quá nóng, quá lạnh,…
Tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh chỉ thật sự có vấn đề nếu như trẻ có kèm theo các dấu hiệu sau:
-
Trẻ khó ngủ hoặc ngủ ít cả ngày lẫn đêm (ngủ ít hơn 15 tiếng/ngày)
-
Trẻ rất hay quấy khóc vào ban đêm
-
Đổ nhiều mồ hôi, hay nấc, trớ, rụng tóc hình vành khăn, chậm lên cân trong 3 tháng đầu (đây chính là dấu hiệu trẻ đã bị thiếu vitamin D)
Mối nguy hiểm khi trẻ sơ sinh hay vặn mình khó ngủ trong một thời gian dài
-
Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình, ngủ ít, khó ngủ thường dễ mệt mỏi, khó chịu hơn và không thể linh hoạt, nhanh nhẹn như trẻ bình thường được, quá trình phát triển của trẻ cũng sẽ bị chậm lại.
-
Các biểu hiện bất thường đi kèm như hay ra mồ hôi trộm, hay quấy khóc, … cũng phản ánh tình trạng sức khỏe của bé không được tốt, có thể bé đang thiếu dinh dưỡng, nhất là thiếu canxi và vitamin D.
-
Khi trẻ không ngừng quấy khóc, rướn mình, tím tái mặt mày về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và thể chất của trẻ.Nguy hiểm nhất là tình trạng trẻ hay vặn mình, giật mình có thể liên quan tới các vấn đề về thần kinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh, tổn thương dây thần kinh. Trường hợp này bố mẹ phải hết sức lưu ý và đưa bé đi khám Bác sĩ chuyên khoa để có hướng giải quyết nhanh nhất mẹ nhé.
Giải pháp mách mẹ giúp trẻ sơ sinh hết vặn mình khó ngủ
Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến trẻ hay vặn mình khi ngủ là do giấc ngủ của trẻ không sâu, bị kích thích bởi các tác động xung quanh. Để cải thiện điều này, mẹ cần kiểm tra các yếu tố dễ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ như:
-
Mẹ nên lựa chọn loại tã có khả năng thấm hút tốt, êm ái, mang đến sự thoải mái tối đa cho trẻ.
-
Cho trẻ mặc quần áo ngủ rộng rãi, thoáng mát, tránh bó chặt trẻ. Đệm và chăn gối sạch sẽ, không để trẻ ngứa, khó chịu.
-
Chú ý nhiệt độ phòng, không bao giờ để bé bị nóng hoặc lạnh quá. Đặc biệt là không gian ngủ của trẻ phải thoáng khí, yên tĩnh tránh ồn ào.
Ngoài cải thiện môi trường tốt nhất cho giấc ngủ của trẻ, mẹ cũng cần lưu ý một số biện pháp có thể thực hiện sau:
-
Tắm nắng cho trẻ thường xuyên: Sau khi chào đời trẻ rất dễ thiếu hụt canxi, đặc biệt là những trẻ sinh non. Tình trạng thiếu canxi sẽ dẫn tới việc trẻ hay vặn mình, gồng đỏ mặt, khóc và tỉnh giấc nửa đêm. Một cách để mẹ bổ sung canxi cho trẻ, tránh tình trạng vặn mình chính là cho trẻ tắm nắng thường xuyên. Thời điểm tắm nắng thích hợp nhất là khoảng 7h sáng, khi ánh mặt trời còn rất dịu, trời vừa đủ ấm.
-
Khẩu phần ăn của mẹ cũng cần đa dạng, tránh kiêng khem quá nhiều. Bởi phần lớn nguồn canxi của trẻ tại thời điểm này được cung cấp hoàn toàn từ sữa mẹ. Một số thực phẩm giàu canxi mẹ nên bổ sung như: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, sữa, phô mai, rau cải xoong….
Có thể bạn quan tâm:
>>> Bật mí 3 cách chụp màn hình máy tính không cần phần mềm
>>> Cách làm sữa bí đỏ tại nhà cực thơm ngon cho chị em nội trợ
Có thể bạn quan tâm: